sua may giat quan thu duc

Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi trên máy giặt Electrolux

Tuy máy giặt Electrolux được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn xảy ra một số lỗi. Không chỉ riêng gì máy giặt Electrolux cao cấp mà đến các hãng máy giặt thông thường cũng tương tự. Nếu thiết bị gia đình bạn gặp phải sự cố bạn giải quyết, xử lý ra sao. Trước khi gọi kỷ thuật bạn cũng nên tìm hiểu một vài thông tin để đề phòng trường hợp thợ kỷ thuật tới nhà sửa bạn biết được lỗi gì và giá tiền cho sự cố đó là bao nhiêu. Và sau đây dịch vụ sửa máy giặt Quận Thủ Đức xin chia sẽ đến quý khách hàng một vài lỗi cơ bản thường gặp nhất trên máy giặt Electrolux. Mời quý bạn đọc tham khảo nhé!

028.2217.5555 & 028.6670.4444

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-máy-giat-cac-loi-tren-may-giat-electrolux

1. Cửa máy không mở được

+ Nguyên nhân do chương trình giặt còn đang chạy. Nhiều cửa hàng sửa chữa máy giặt ở Hà Nội cho biết họ thường đến thay khóa cửa máy giặt cửa ngang Electrolux bị vỡ mà nguyên nhân do người giúp việc đóng, mở cửa quá mạnh hoặc cố tình kéo mở cửa khi chương trình giặt chưa kết thúc hoặc khóa cửa chưa được tháo ra. Do vậy, cách khắc phục trường hợp này đơn giản là chờ khi kết thúc chu trình giặt hoặc chờ vài phút cho đến khi khóa cửa được nhả ra.Một nguyên nhân khác khiến cửa máy không mở được là do có nước trong thùng máy. Bạn hãy chọn chương trình tháo nước hoặc vắt để tháo nước ra.

2. Không thấy được nước trong thùng

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-máy-giat-cac-loi-tren-may-giat-electrolux.jpg3

+ Hiện tượng này thường gặp ở máy giặt cửa ngang Electrolux những mẫu đời mới. Nguyên nhân do máy sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm nước mà không ảnh hưởng đến hiệu suất máy. Trong trường hợp này, bạn không phải làm gì cả mà hãy hài lòng vì đã chọn đúng máy giặt tiết kiệm nước.

3. Không hoạt động

+ Đôi khi chiếc máy giặt Electrolux có thể không khởi động, thường là do vấn đề nguồn cấp điện. Bạn hãy kiểm tra dây điện có được cắm vào ổ không. Nếu dây điện ổn mà máy giặt vẫn không khởi động, bộ ngắt mạch có thể bị hỏng hoặc cầu chì bị đứt.

+ Khi máy giặt có nguồn điện cung cấp mà vẫn không hoạt động thì có thể do vòi nước không bật hoặc mở.

+ Ngoài ra, máy giặt sẽ không khởi động nếu mô tơ bị quá nóng do mô tơ được thiết kế để tự động ngừng hoạt động khi nó quá nóng. Sau khi chờ mô tơ mát dần, mất khoảng 30 phút, một số model máy giặt Electrolux sẽ tự động khởi động. Cuối cùng, hãy kiểm tra cửa máy giặt có đóng đúng không bởi vì máy giặt sẽ không khởi động nếu đóng cửa không phù hợp.

4. Máy đầy nước sau đó tháo hết nước ngay

+ Đầu ống nước quá thấp. Nhánh ống thoát nước phải nằm cao hơn đoạn xi phông sao cho chỗ bẻ cong phải cao hơn mặt đất ít nhất 60 cm trong trường hợp bạn nối đầu ống dẫn nước thải vào nhánh ống thoát nước. Nếu đầu ống dẫn nước thải nối thẳng vào đường nước thải thì chiều cao đầu ống dẫn nước thải không dưới 60 cm và không quá 90 cm.

5. Nấm mốc, bụi bùn ở gioăng cửa cao su

+ Do sử dụng máy lâu ngày không vệ sinh. Bạn cần vệ sinh không chỉ lồng giặt, các ngăn đựng mà còn cả gioăng cao su. Có thể dùng khăn ẩm định kỳ lau sạch các chỗ nấm mốc hoặc bẩn.

6. Nước trào ra sàn

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cac-loi-tren-may-giat-elctrolux.jpg1

+ Nguyên nhân do quá nhiều bột giặt hay dùng bột giặt không thích hợp (bột giặt tạo quá nhiều bọt). Do vậy, bạn hãy giảm lượng bột giặt hoặc dùng loại khác. Một nguyên nhân khác là do vỡ ống, khẩu nối; chuột cắn, tuột khẩu nối; chỗ nối trên ống dẫn nước bị rò rỉ. Bạn hãy kiểm tra nối ráp của ống dẫn nước vào. Còn ống dẫn nước vào hoặc ống nước thải bị hư hại hãy thay ống mới. Với sự cố đơn giản bạn có thể tự xử lý hoặc phức tạp hơn thì nên gọi thợ.

7. Đèn bảng điều khiển không sáng hoặc nháy liên tục

+ Đèn bảng điều khiển không sáng thường là do không có điện cấp nguồn (dây bị chuột cắn, lỏng phích cắm…). Hiện tượng đèn nháy liên tục và không giặt được thường là do máy bị quá tải, đường điện có vấn đề hoặc các lỗi khác (Bảng điều khiển hiện chữ E10 chỉ báo trục trặc về nguồn cung cấp nước; E20: trục trặc về thải nước; E40: cửa mở).

+ Với trường hợp đèn bảng điều khiển không sáng bạn nên kiểm tra lại tiếp xúc của ổ cắm điện, dây dẫn điện xem có bị đứt không? Nếu đã kiểm tra không phát hiện dây bị đứt thì bạn nên báo kỹ thuật viên kiểm tra sửa chữa. Trong trường hợp đèn bảng điều khiển nháy liên tục và máy không chạy do bạn chất quá nhiều đồ vào trong máy giặt, đường điện bị sụt áp và các nguyên nhân khác. Bạn thử bỏ bớt quần áo, kiểm tra lại đường điện, tắt đi bật lại máy trước khi gọi thợ sửa.

8. Không vắt

+ Máy giặt Electrolux vắt sau chu trình xả để vắt sạch nước dư thừa khỏi quần áo giặt. Nếu máy giặt không vắt thì có lẽ do mẻ giặt quá nhỏ hoặc do bạn bỏ đồ vào thùng giặt không cân bằng.

+ Cách khắc phục là bạn hãy bỏ thêm một số đồ cần giặt phân bố lại đồ giặt bằng tay cho cân bằng và chọn chương trình vắt. Trường hợp bạn bỏ đồ không cân bằng, máy sẽ tự sắp xếp lại bằng cách quay ngược thùng vài ba lần cho đến khi sự mất cân bằng mất đi và máy có thể vắt bình thường. Nếu sau 10 phút, đồ giặt vẫn không được phân bố đều trong thùng, máy sẽ không vắt. Trong trường hợp đó, bạn hãy phân bố lại đồ giặt bằng tay cho cân bằng và chọn chương trình vắt.

9. Rung và ồn

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cac-loi-tren-may-giat-elctrolux

+ Do đặt máy không cân (hoặc thêm chân đế và đặt không cân máy). Ngoài ra còn các nguyên nhân như động cơ có tuổi thọ cũ hoặc các máy đời cũ không được trang bị bộ giảm rung hoặc kém hiệu quả, đối trọng cân bằng, động cơ ba pha biến tần.

+ Một thủ phạm khác gây rung lắc mạnh và gây ồn trong khi vắt hay sấy là do bạn bỏ quá ít quần áo vào lồng giặt. Khi cho quá ít quần áo sẽ dễ xảy ra hiện tượng quần áo bị dồn về một phía của lồng giặt làm cho lồng giặt mất cân đối gây ra rung lắc mạnh bất thường.

+ Cách khắc phục hiện tượng này trước hết là bạn hãy chọn một vị trí đặt máy giặt phù hợp: đặt máy cố định trên bề mặt phẳng (không nhất thiết phải có chân đế nếu sàn nhà phẳng), bề mặt sàn cần phải khô ráo tránh vỏ máy và các chi tiết bị rỉ sét.

+ Ngoài ra cũng nên đặt máy ở nơi khô thoáng, mặt lưng và hai bên cách tường ít nhất 10cm, tránh gián, chuột làm tổ, cắn dây điện. Chú ý không đặt máy giặt gần nơi nấu nướng vì hơi dầu mỡ dễ làm máy giặt bị rỉ sét đồng thời đảm bảo đường ống nước vào và ra thuận lợi trong việc lắp đặt hay kiểm tra sửa chữa khi cần. Khi giặt cần chú ý cân đối lượng quần áo mỗi mẻ giặt không quá nhiều và không quá ít (thông thường khi bỏ quần áo khô vào chiếm khoảng 4/5 chiều cao lồng giặt là hợp lý).

10. Quần áo vẫn ướt sau khi vắt

+ Đôi khi sau chu trình vắt bạn có thể để ý thấy mẻ giặt trong máy giặt Electrolux của mình vẫn còn quá ướt. Nếu bạn cho quá nhiều hoặc quá ít đồ giặt, máy giặt có thể không vắt thích hợp và không loại bỏ nước dư thừa khỏi đồ giặt. Mẻ giặt không cân bằng cũng có thể gây ra vấn đề tương tự cho nên bạn cần sắp xếp lại mẻ giặt trong máy để máy quay phù hợp. Nếu nước từ chu trình vắt không thể thoát lồng giặt, đồ giặt của bạn cũng sẽ rất ướt. Trường hợp này, bạn nên kiểm tra các dường ống dẫn, thoát nước có bị tắc nghẽn bởi cặn hay không và làm thẳng đường ống nếu cần thiết.

Liên hệ dịch vụ sửa máy giặt Electrolux Quận Thủ Đức

+ Khi quý khách gặp khó khăn trong việc sửa chữa vui lòng gọi cho dịch vụ công ty qua tổng đài 028.6670.4444 để được tư vấn miễn phí và sửa chữa kịp thời. Công ty chúng tôi luôn có mặt nhanh chóng sau khi khách hàng gọi không để làm mất thời gian cũng như chí phí mà khách hàng bỏ ra.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

028.2217.5555 & 028.6670.4444

Bài viết liên quan
Website: Sửa Máy Giặt Quận Thủ Đức
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012